Loài cây không thể diệt tận gốc khiến nhà khoa học bất lực

Thứ bảy - 19/05/2018 23:23
Loài cây không thể diệt tận gốc khiến nhà khoa học bất lực Loài cây không thể diệt tận gốc khiến nhà khoa học bất lực

Cây cốt khí củ gây phiền phức cho người làm vườn bởi mọc nhanh tới mức khó tin và làm chết thực vật khác.

Cây cốt khí củ có thể thành ác mộng của người làm vườn bởi vẫn sống sót sau 19 lần nhà nghiên cứu tìm cách xóa sổ.

Theo Long Room, các nhà khoa học dành 5 năm nghiên cứu thực địa lớn nhất thế giới để kiểm tra những cách khác nhau nhằm ngăn chặn loài cây xâm hại mang tên cốt khí củ (Japanese knotweed) nhưng không thành công. Sau 19 lần tiêu diệt thất bại, nhóm nghiên cứu vẫn không tìm ra cách kiểm soát cốt khí củ mọc lan tràn.

Loài cây không thể diệt tận gốc khiến nhà khoa học bất lực 1
Cây cốt khí củ.

Cây cốt khí củ gây phiền phức cho người làm vườn bởi mọc nhanh tới mức khó tin và làm chết thực vật khác. Nghiên cứu tìm cách xóa sổ loài cây này của Đại học Swansea diễn ra tại hai địa điểm ở Taff's Well gần Cardiff và ở Swansea. Các nhà khoa học kiểm tra tất cả 19 phương pháp diệt thực vật bao gồm sử dụng hỗn hợp hóa chất, biện pháp tự nhiên hoặc kết hợp cả hai.

Cốt khí củ rất khó kiểm soát bởi phần rễ dưới lòng đất mọc mạnh và nhanh hơn phần thân cây ở phía trên mà người làm vườn có thể trông thấy. Theo nhóm chuyên gia, việc diệt tận gốc là bất khả thi và cần lưu ý tới đặc điểm sinh học của cây để đạt kết quả tốt nhất.

"Về cơ bản, chúng tôi khám phá làm thế nào để xử lý tốt nhất thực vật xâm hại trong điều kiện thực tế. Chúng tôi bắt đầu tập trung vào cốt khí củ. Hiện tại, phần lớn thông tin về người làm vườn bị ảnh hưởng bởi loài cây này được thu thập dựa trên lời kể. Điều này dẫn tới các công ty trục lợi có thể cung cấp giải pháp xử lý đắt đỏ và kém hiệu quả", giáo sư Dan Eastwood, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Theo giáo sư Dan Jones, đồng tác giả nghiên cứu, hóa chất tốt nhất để kiểm soát cốt khí củ là glyphosate. Nhưng các nhà nghiên cứu lo ngại thuốc diệt cỏ có thể đe dọa động thực vật hoang dã.


Cốt khí củ nhanh chóng phủ kín sân vườn sau vài tuần. (Video: YouTube).

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 119
  •   Máy chủ tìm kiếm 6
  •   Khách viếng thăm 113
 
  •   Hôm nay 20,791
  •   Tháng hiện tại 633,692
  •   Tổng lượt truy cập 128,251,931