Các nhà khoa học từ Đại học Khoa học và Công nghệ Thượng Hải, Đại học RMIT và Đại học Quốc gia Singapore NUS đã làm việc cùng nhau để nghiên cứu về việc cải thiện mật độ lưu trữ của ổ đĩa quang. Họ đã thành công trong việc “nhét” 700TB dữ liệu tương đương với 28 ngàn đĩa Blue-ray nặng 25GB và tất cả chúng đều được chép vào chỉ trong một chiếc đĩa CD 12cm mà chúng ta từng hay sử dụng.
Nghiên cứu này của các nhà khoa học được thực hiện với mục đích tìm ra phương thức lưu trữ dữ liệu hiệu quả, dẫn tới việc giảm lượng khí thải carbon của các trung tâm lưu trữ dữ liệu, đồng thời họ mong muốn giảm sự phụ thuộc vào các đĩa từ vốn có tuổi thọ sử dụng hạn chế hơn.
Nếu cải thiện được những khuyết điểm của đĩa CD quang thì sẽ đem lại rất nhiều lợi ích.
Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Science Advances, họ lập luận rằng các phương tiện lưu trữ quang học sử dụng đầu đọc laser để hoạt động, tuy nhiên bản chất của việc này lại bị hạn chế bởi hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, từ đó làm giảm khả năng lưu trữ của các đĩa quang. Do đó, thay vì sử dụng vật liệu truyền thống, các nhà khoa học đã sử dụng một loại vật liệu nano tổng hợp mới, kết hợp cùng với đó là các mảng graphene oxit, từ đó tạo ra các hạt nano chuyển đổi UCNP để tăng mật độ lưu trữ dữ liệu lên một mức chưa bao giờ có.
Nếu cải thiện được những khuyết điểm của đĩa CD quang thì sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Đầu tiên là công nghệ dùng laser để đọc data khá rẻ tiền, từ đó cắt giảm bớt chi phí vận hành của các trung tâm lưu trữ dữ liệu. Chưa kể công nghệ laser để đọc loại đĩa CD mới này có thể sử dụng công nghệ rẻ tiền hơn so với các công nghệ đọc ghi quang học truyền thống vốn đắt tiền và vận hành cồng kềnh.
Các nhà nghiên cứu của dự án này khẳng định công nghệ đĩa quang mới này mang tiềm năng rất lớn, chúng giúp tối ưu hoá và mở ra một con đường mới để giải quyết các thách thức mang tầm toàn cầu về lưu trữ dữ liệu hiện tại.
Nguồn tin: khoahoc.tv
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn