Ngày 12/7, CNN đăng tải bài ảnh có tựa đề "Những đường hầm kỳ thú nhất thế giới", trong đó có địa đạo Củ Chi của Việt Nam, nơi được Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam gọi là "Thành phố dưới lòng đất" và miêu tả là một "kỳ quan" có một không hai.
Với hệ thống đường hầm có tổng chiều dài 250km, bên trong địa đạo là đầy đủ các công trình như: Chiến hào, kho cất giấu lương thực, bếp ăn, giếng nước, phòng ở, phòng làm việc, bệnh xá… liên hoàn như mạng nhện đã biến địa đạo Củ Chi thành một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới, cũng là một trong 7 điểm đến kỳ lạ nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay, công trình độc đáo này trở thành địa điểm tham quan nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh, hấp dẫn khách tham quan trong và ngoài nước.
Đó là lý do, CNN đưa địa đạo Củ Chi (Cu Chi Tunnels) vào danh sách 20 đường hầm kỳ thú nhất thế giới mới đây nhất.
Cùng ngắm nhìn những điểm đến độc đáo này qua bộ ảnh tuyệt đẹp của CNN:
Địa đạo Củ Chi của Việt Nam - Một địa điểm mang ý nghĩa lịch sử to lớn, nơi có bếp Hoàng Cầm nổi tiếng.
Đường hầm Lærdal, Na Uy: Trải dài 24,5km giữa Aurland và Laerdal trên đường cao tốc chính mới nối Oslo và Bergen, Lærdal được xem là đường hầm dài bậc nhất thế giới, khánh thành năm 2000.
Đường hầm Guoliang, Trung Quốc: Cắt vào mặt vách đá dựng đứng của Dãy núi Taihang. Đường hầm này ban đầu được người dân địa phương xây dựng để giúp làng Guoliang dễ tiếp cận hơn. Ngày nay nó là một điểm đến du lịch hàng đầu.
Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider), Pháp/Thụy Sĩ: Một đường hầm hình bánh rán bên dưới biên giới giữa Pháp và Thụy Sĩ là nơi nghiên cứu phi thường về vật chất tối.
Đường hầm Burro Schmidt, California, Mỹ: Đường hầm này ở sa mạc Mojave được đặt theo tên của người khai thác địa phương từng làm việc tại đây để vận chuyển quặng.
Tokyo Bay Aqua-Line, Nhật Bản: Còn được gọi là Đường cao tốc xuyên vịnh Tokyo. Tuyến đường này là sự kết hợp giữa cầu và đường hầm rất độc đáo.
Hầm mộ Paris, Pháp: Ban đầu được đào lên để cung cấp đá cho các tòa nhà trên khắp Paris. Hầm mộ được sử dụng vào thế kỷ 18 làm nơi lưu trữ xương từ các nghĩa trang tràn ngập thành phố.
Đường hầm Seikan, Nhật Bản: Đường hầm dài 53km này nối Honshu, hòn đảo lớn nhất của Nhật Bản, với Hokkaido ở phía bắc.
Đường hầm đom đóm, Úc: Đường hầm đường sắt bị bỏ hoang này ở Công viên Quốc gia Wollemi của bang New South Wales là nơi trú ẩn hoàn hảo cho loài đom đóm. Đó là lý do đường hầm này có tên độc đáo như vậy.
Đường hầm 52, Ý: Được xây dựng chỉ trong 10 tháng vào cuối Thế chiến thứ nhất. Đường hầm này được thiết kế để giữ an toàn cho những con la và người khỏi pháo binh của Áo.
Đường hầm đi bộ Greenwich, Vương quốc Anh: Được đào bên dưới sông Thames của thủ đô London. Đường hầm đi bộ này từng đưa công nhân đến các bến tàu đông đúc.
Đường hầm Eisenhower, Colorado, Mỹ: Được xây dựng ở độ cao 3.400 mét so với mực nước biển. Đường hầm này - và người anh em song sinh của nó, Đường hầm Johnson, băng qua Đường phân chia Lớn ở Dãy núi Rocky.
Đường hầm tham quan Bến Thượng Hải, Trung Quốc: Đường hầm này nằm ở khu trung tâm Thượng Hải, mang đến cho du khách trải nghiệm độc, lạ tại thành phố xinh đẹp này.
Đường hầm Leake Street, Vương quốc Anh: Đường hầm ở phía nam London này là nơi có bức tường graffiti lớn nhất ở London và là "thỏi nam châm" thu hút các nghệ sĩ tại đây.
Đường hầm xoắn ốc Drammen, Na Uy: Đường hầm này xuyên qua dãy núi Na Uy qua sáu vòng xoắn, là địa điểm độc đáo bậc nhất trên thế giới.
Đường hầm Channel, Pháp/Anh: Khai trương vào năm 1994. Đường hầm dài 50km này chuyên chở hành khách và phương tiện bên dưới eo biển Anh (hay eo biển Manche), là một cầu nối ngắn nhất giữa Anh và lục địa châu Âu.
Đường hầm cơ sở Gotthard, Thụy Sĩ: Đây là đường hầm đường sắt dài nhất và sâu nhất thế giới, trải dài hơn 50km bên dưới dãy núi Alps.
Đường hầm tự nhiên, Virginia, Mỹ: Đường hầm đường sắt này hiện là điểm thu hút chính của một công viên tiểu bang cùng tên.
Đường hầm sông băng Langjokull, Iceland: Được xem là cấu trúc băng nhân tạo lớn nhất thế giới. Đường hầm sông băng Langjokull ngoằn ngoèo đi sâu vào sông băng lớn thứ hai của Iceland, cách thủ đô Reykjavik hai giờ lái xe.
SMART, Malaysia: Đường hầm này ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia cũng đóng vai trò như hệ thống thoát nước mưa để giữ cho thành phố an toàn khỏi lũ lụt.
Nguồn tin: khoahoc.tv
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn