Bất ngờ phát hiện răng sữa 48.000 năm tuổi

Thứ hai - 21/09/2020 06:38
Bất ngờ phát hiện răng sữa 48.000 năm tuổi Bất ngờ phát hiện răng sữa 48.000 năm tuổi

Chiếc răng nanh cổ xưa thuộc về đứa trẻ 11-12 tuổi giúp hé lộ thông tin mới về cuộc sống của người Neanderthal ở châu Âu.

Chiếc răng nanh cổ xưa thuộc về đứa trẻ 11-12 tuổi giúp hé lộ thông tin mới về cuộc sống của người Neanderthal ở châu Âu.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bologna và Đại học Ferrara phát hiện răng sữa 45.000 - 48.000 năm tuổi gần Riparo del Broion, cụm đồi Berici, Veneto, Phys hôm 18/9 đưa tin. Chiếc răng nanh thuộc về một đứa trẻ 11-12 tuổi người Neanderthal. Đây là phát hiện mới nhất về người Neanderthal ở miền bắc Italy.

Bất ngờ phát hiện răng sữa 48.000 năm tuổi 1
Răng sữa 45.000 - 48.000 năm tuổi của người Neanderthal. (Ảnh: Phys).

"Những kỹ thuật khảo sát thực địa chất lượng cao giúp chúng tôi tìm thấy chiếc răng. Sau đó, chúng tôi sử dụng công nghệ ảo để phân tích hình dạng, bộ gene, quá trình hóa thạch và tính phóng xạ của chiếc răng. Chúng tôi xác định rằng nó thuộc về một đứa trẻ. Đứa trẻ này cũng là một trong những người Neanderthal cuối cùng ở Italy", Matteo Romandini, tác giả chính của cuộc nghiên cứu, nhà khoa học tại Đại học Bologna, chia sẻ.

Phân tích gene hé lộ, chủ nhân chiếc răng ở Veneto là họ hàng của nhóm người Neanderthal từng sống ở Bỉ. Điều này biến địa điểm khảo cổ ở Veneto trở thành khu vực quan trọng giúp giới khoa học hiểu thêm về quá trình người Neanderthal dần tuyệt chủng ở châu Âu.

"Chiếc răng nhỏ này đặc biệt quan trọng. Khi đứa trẻ sống ở Veneto mất răng, các cộng đồng người Homo Sapiens đã xuất hiện tại Bulgaria, nơi cách đó cả nghìn km", Stefano Benazzi, giáo sư Đại học Bologna, cho biết.

Nhóm nghiên cứu vẫn đang phân tích những gì tìm được xung quanh Riparo del Broion. Tuy nhiên, kết quả sơ bộ cho thấy người xưa từng sống ở đây trong thời gian dài vì có những dấu tích của hoạt động săn bắt và mổ thịt động vật lớn.

"Việc chế tạo công cụ chủ yếu từ đá lửa cho thấy người Neanderthal có khả năng thích nghi tuyệt vời, khai thác một cách chuyên môn và có hệ thống những nguyên liệu thô sẵn có trong vùng", Marco Peresanti, giáo sư Đại học Ferrara, thành viên nhóm nghiên cứu, nhận xét. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Journal of Human Evolution.

  • Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?
  • 5 loại rau chứa cả "tổ" ký sinh trùng bạn cần biết
  • Gladius và Pilum - Bộ đôi vũ khí từng giúp người La Mã làm lên lịch sử

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 129
  •   Máy chủ tìm kiếm 7
  •   Khách viếng thăm 122
 
  •   Hôm nay 22,054
  •   Tháng hiện tại 740,626
  •   Tổng lượt truy cập 128,358,865