Hành tinh có 27 Mặt trăng tiến gần Trái đất, nhìn được bằng mắt thường

Thứ hai - 14/09/2020 09:30
Hành tinh có 27 Mặt trăng tiến gần Trái đất, nhìn được bằng mắt thường Hành tinh có 27 Mặt trăng tiến gần Trái đất, nhìn được bằng mắt thường

Theo các nhà thiên văn, tuần này sẽ là thời gian hiếm hoi để bạn nhìn thấy hành tinh màu xanh lơ lạnh nhất Hệ Mặt Trời: Sao Thiên Vương.

Theo các nhà thiên văn, tuần này sẽ là thời gian hiếm hoi để bạn nhìn thấy hành tinh màu xanh lơ lạnh nhất Hệ Mặt trời: Sao Thiên Vương.

Theo dữ liệu từ NASA, trong tuần này sao Thiên Vương ở khoảng cách khá gần Trái đất trên quỹ đạo của nó: 2.851 triệu km. Một điều may mắn là thời điểm này xảy ra ở tuần lễ mà bầu trời không có ánh trăng, vì thế các hành tinh và các vì sao khác có cơ hội hiện lên rõ ràng, dễ quan sát bằng mắt thường.

Hành tinh có 27 Mặt trăng tiến gần Trái đất, nhìn được bằng mắt thường 1
Sao Thiên Vương (Uranus) - (ảnh: NASA)

Thay vì chỉ có 5 hành tinh nhìn thấy được bằng mắt thường như mọi khi (sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ), thì lần này người yêu thiên văn sẽ nhìn thấy thêm hành tinh thứ 6. Như vậy, trong 7 hành tinh còn lại của Hệ Mặt trời (ngoài Trái đất), chỉ có mỗi sao Hải Vương là vẫn còn nằm trong vùng tối.

Để quan sát sao Thiên Vương thời điểm này, bạn nên chọn một nơi quang đãng, để mắt làm quen với bóng tối 15-20 phút bằng cách tránh xa ánh đèn và các loại màn hình. Sao Thiên Vương hiện như đang nằm trong chòm sao Bạch Dương. Hoặc bạn cũng có thể tìm sao Hỏa, hành tinh màu đỏ khá nổi bật trên nền trời. Sao Thiên Vương nằm chếch về phía Đông một chút so với sao Hỏa. Thời điểm quan sát thuận lợi nhất là sau 23 giờ 30 phút tối.

Hành tinh có 27 Mặt trăng tiến gần Trái đất, nhìn được bằng mắt thường 2
Vị trí của sao Thiên Vương (Uranus) sẽ nằm khá gần sao Hỏa (Mars), hành tinh màu đỏ khó lẫn lộn trên bầu trời - (ảnh: SPACE).

Dưới ống kính của NASA, sao Thiên Vương có màu xanh lơ huyền ảo. Nếu nhìn bằng mắt thường, nó chỉ là một đốm sáng trắng nhỏ. Nhưng nếu bạn dùng ống nhòm loại tốt, có thể thấy nó như một hình tròn nhỏ màu xanh lam hoặc xanh lá.

Theo dữ liệu của Voyager 2 - tàu thăm dò bay xa nhất của NASA, sao Thiên Vương có đường kính khoảng 50.724km, là hành tinh lớn thứ 3 của Hệ Mặt trời và là nơi có bầu khí quyển lạnh nhất (âm 224 độ C). Một năm ở đó dài bằng 84,4 năm Trái đất và có tổng cộng 27 Mặt trăng đã được xác định.

  • Những điều thú vị về loài động vật có xương sống nhỏ nhất thế giới
  • Công nghệ kháng-pin Mặt Trời có thể tạo ra được điện trong đêm tối
  • Liên Xô từng suýt phát minh ra mạng Internet như thế nào?

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 122
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 119
 
  •   Hôm nay 29,167
  •   Tháng hiện tại 642,068
  •   Tổng lượt truy cập 128,260,307