Đại học Việt Nam nên chấp nhận để người khác chỉ ra khiếm khuyết

Thứ ba - 31/03/2015 10:25
Đại học Việt Nam nên chấp nhận để người khác chỉ ra khiếm khuyết Đại học Việt Nam nên chấp nhận để người khác chỉ ra khiếm khuyết

Dân trí TS. Phạm Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT cho biết: "Nếu chúng ta chấp nhận để cho họ chỉ ra những khiếm khuyết của mình, sau đó mình khắc phục, hoàn thiện, chắc chắn các trường sẽ mạnh hơn và có chất lượng hơn, từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế".

Trao đổi với báo chítại Hội nghị thường niên cán bộ chủ chốt mạng lưới các trường đại học Đông NamÁ (AUN) về đảm bảo chất lượng đang diễn ra tại Hà Nội, TS. Phạm Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượnggiáo dục Bộ GD-ĐTcho biết: “Các trường đại học Việt Nam rất mongmuốn trở thành thành viên của các mạng lưới kiểm định chất lượng trong khu vựcvà quốc tế. Bởi vì, khi trở thành thành viên của mạng lưới này, họ sẽ có điềukiện tham dự các hội thảo học hỏi kinh nghiệm xây dựng đánh giá bên trong củanhà trường, học hỏi kinh nghiệm phấn đấu đạt chuẩn các nước trong khu vực vàquốc tế công nhận. Đó là nhu cầu của các trường và xu thế phát triển của cácnước. Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường tham gia kiểm định trường hoặc kiểm địnhchương trình ở các tổ chức quốc tế”.

Đại học Việt Nam nên chấp nhận để người khác chỉ ra khiếm khuyết 1
TS Phạm Xuân Thanh

Chấp nhận khiếm khuyết

Thưa ông, tính đến nay, Việt Nam mới chỉ có 23 chương trình được đánh giá đạttiêu chuẩn của AUN, có phát triển hơi chậm so với khu vực?

Nếu so với các nướckhác, con số 23 chương trình của Việt Nam không phải là ít mà là rất mạnh. Chúngta là một trong những nước tích cực với việc này. Các nước khác, có những nướcmới chỉ có 1, 2 chương trình được đánh giá.

Năm 2015, trường ĐHKhoa học tự nhiên – ĐH QGHN tiên phong thực hiện đánh giá trường,ông nghĩ sao về điều này?

Phải nói về lịch sử 1chút, khi triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng và triển khai đánh giá, các tổchức bao giờ cũng cân nhắc xem triển khai cái gì trước. Triển khai đánh giá cáctrường hay chương trình. Mỗi nơi có cách tiếp cận, mỗi nơi có 1 ưu thế. Đánhgiá trường thì có một bộ tiêu chuẩn đểđánh giá hầu hết các trường trong khu vực nước đó. Còn kiểm định chương trìnhthì hay ở chỗ, đánh giá trực tiếp vào việc dạy và học.

AUN đã lựa chọn triểnkhai đánh giá chương trình trước, vì chiến lược của họ là tập trung cải tiếncác chương trình bên trong chất lượng đào tạo.

Như tôi đã nói, cáctrường đại học trong khu vực rất đa dạng cho nên chúng ta triển khai đánh giá nhàtrường sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn đánh giá chương trình vì đánh giá chươngtrình kiểu gì cũng tìm ra chương trình mạnh và họ sẽ đăng ký đánh giá bộ tiêuchuẩn ấy.

Đó là lý do mà từ năm2006 đến nay chúng ta có 23 chương trình được đánh giá nhưng chưa có trường nàođược AUN đánh giá.

Năm nay, ngoài việctiếp tục đánh giá chương trình, AUN bắt đầu triển khai đánh giá nhà trường. Có1 bộ tiêu chuẩn đánh giá toàn bộ hoạt động của nhà trường một cách tổng thể xemtổ chức hoạt động của nhà trường như thế nào, công tác đảm bảo chất lượng củanhà trường ra sao... Đây là động thái rất phù hợp với chúng ta hiện nay. AUNkêu gọi các trường đại học Việt Nam tham gia.

Chúng tôi rất hoannghênh ĐH QGHN đăng ký tham gia vì biết rằng đánh giá đầu tiên sẽ gặp rất nhiềukhó khăn. Chúng tôi đánh giá rất cao sựnỗ lực, quyết tâm này.

Tôi hy vọng việcTrường ĐH Khoa học Tự nhiên tham gia kiểm định của AUN sẽ gây ảnh hưởng tới cáctrường đại học Việt Nam khác, từng bước,từng bước sẽ có nhiều trường hơn trở thành thành viên của các tổ chức đảm bảochất lượng khu vực và quốc tế.

Nếu chúng ta cứ làmnhư trước đây cứ tự khen mình là tốt mà không biết bên ngoài họ đánh giá mìnhnhư thế nào. Chúng ta nên chấp nhận để cho họ chỉ ra những khiếm khuyết củamình, sau đó mình khắc phục, hoàn thiện, các trường sẽ mạnh hơn và có chất lượnghơn, từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

Còn nếu vẫn làm nhưtrước đây, tự khen mình mà không biết bên ngoài đánh giá mình như thế nào thìkhông thể nào tốt được.

Hình thành văn hóa minh chứng

Theo ông, khó khăn của các trường đạihọc Việt Nam khi tham gia đánh giá chuẩnkhu vực AUN như thế nào và điểm yếu của các trường đại học Việt Nam là gì?

Ở Việt Nam đào tạođại học đã được một trăm năm, nhưng có điểm yếu là chúng ta làm nhưng không có các báo cáo, minh chứng về những việcđã làm. Thói quen, các báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm không lưu trữ .

Các trường trên thếgiới có thể không có những báo cáo định kỳ như của chúng ta, nhưng văn hóa tựđánh giá đòi hỏi nhà trường phải định kỳ triển khai tự đánh giá hiện trạng củanhà trường những gì tốt, những gì chưa tốt, dự định sắp tới làm như thế nào .Và muốn thấy lịch sử sự phát triển của trường nào, chỉ cần xem hệ thống báo cáotự đánh giá của nhà trường là biết trường đó mạnh như thế nào.

Trong hơn 10 năm qua,với việc các trường đại học Việt Nam triển khai và tham gia đánh giá trong vàngoài nước, đã từng bước dần hình thành văn hóa minh chứng, đòi hỏi nhà trườnglưu trữ lại tất cả hoạt động của mình. Với cách đó đã khắc phục được nhược điểmcủa mình.

Nếu như chúng ta làmđược việc này, thì không cần các đơn vịngoài đánh giá mà bản thân nhà trường cũng nhìn thấy được lộ trình triển khai vàcó động cơ để điều chỉnh hoạt động và hoàn thiện trong nhà trường các chương trìnhđào tạo.

Đại học Việt Nam nên chấp nhận để người khác chỉ ra khiếm khuyết 2
Đại học VN mới tậptrung vào cách thức tổ chức điều hành của nhà trường chứ chưa đi sâu vào vấn đềngười học như thế nào

Đánh giá chưa đi sâu vào vấn đề người học

Ông có thể nói rõ hơnvề ảnh hưởng của việc kiểm định đến việc nâng cao chất lượng dạy và học?

Có 2 loại đánh giáchính mà thế giới quan tâm, áp dụng, là đánh giá nhà trường và chương trình.

Cụ thể, hoạt động củamột nhà trường rất rộng, nên khi đánh giá chỉ tập trung vào cách thức tổ chức,điều hành và hệ thống đảm bảo chất lượng nhà trường chứ không đi sâu vào từngviệc dạy và học .

Nhưng khi đánh giáchương trình, ngành cụ thể của một trường đại học thì ngành đó cũng phải nói rõnội dung, mục tiêu, tài liệu, kiến thức, cơ sở vật chất, thư viện, giảng viên đãđáp ứng nhu cầu học tập, yêu cầu nhà sử dụng hay chưa…Đây là những tiêu chí cụthể trong bộ đánh giá, nếu các trường thực hiện được mục tiêu đó thì chỉ tậptrung vào việc dạy và học là chính.

Ngay cả những nơi dạylý thuyết nhiều quá mà sau này sinh viên không áp dụng được, không cần thiếttrong cuộc sống thì các chuyên gia đánhgiá góp ý điều chỉnh vì cái đích của chúng ta là người học, đối tượng cần quantâm và tốt nghiệp họ cần gì.

Cách AUN lựa chọntriển khai đánh giá chương trình trước là hợp lý.

Tại sao ở trong nướcthời gian vừa rồi chúng ta tập trung đánh giá nhà trường mà không tập trungđánh giá chương trình?

Thực ra chúng ta mớibắt đầu làm công việc kiểm định này từ năm 2002. Khi đó, nhân lực thiếu, chưacó nhiều kinh nghiệm, hơn 200 trường đại học có gần 3.000 chương trình. Để xâydựng mỗi chương trình một bộ tiêu chuẩnđánh giá là rất khó khăn.

Vì những lý do này,và với mục đích yêu cầu các trường nhanh chóng đi vào guồng để xây dựng hệthống đảm bảo chất lượng, chúng tôi đã lựa chọn trước việc xây dựng bộ tiêuchuẩn của nhà trường và yêu cầu các trường tự đánh giá. Trong đó nhà trường ràsoát các hoạt động của nhà trường .

Với cách này, chúngtôi tác động tới cả hệ thống hơn 400 trường ĐH và CĐ. Tuy nhiên, dù cách tiếpcận này hiệu quả nhưng chưa đạt chất lượng như chúng tôi mong muốn vì mới tậptrung vào cách thức tổ chức điều hành của nhà trường chứ chưa đi sâu vào vấn đềngười học như thế nào, người dạy như thế nào.

Trong vài năm qua,chúng tôi đã ban hành 3 bộ tiêu chuẩn kiểm định chương trình. Năm nay, chúngtôi đang trình ban hành bộ tiêu chuẩn dùng chung cho tất cả các chương trìnhgiáo dục đại học. Và theo như thế hoạchđưa ra từ 2010, thì mục tiêu giai đoạn 2015 – 2020 sẽ có 90% số chương trìnhgiáo dục đại học trong cả nước được đánh giá theo chuẩn này. Đây là mục tiêurất lớn, nhưng rất cần thiết, nếu chúng ta muốn thay đổi chất lượng dạy và họctrong nhà trường hiện nay.

Khuyến khích các trường cải tiến chấtlượng

Khi triển khai bộ tiêuchuẩn đánh giá như vậy, ông hy vọng Việt Nam sẽ có trường xếp hạng cao trongkhu vực không?

Mục đích của chúngtôi là khuyến khích các trường cải tiến chất lượng, chỉ 1 khâu thôi với như thếtrường nào cũng làm được. Trường rất mạnh thì có thể cải thiện được chươngtrình của mình để đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế còn các trường quá yếu thìcải tiến phấn đấu vươn lên.

Chúng tôi hy vọng vàtin tưởng rằng chúng ta sẽ nhanh chóng có được nhiều chương trình đạt đượcchuẩn quốc gia, và ngày nhiều hơn của khu vực AUN và sau đấy nữa là chuẩn quốctế. Như vậy chúng ta sẽ có 1 số trường và 1 số chương trình đạt chuẩn khu vựcvà chuẩn quốc tế sẽ ảnh hưởng tới các trường khác.

Ở đây, chúng tôi chútrọng tới vấn đề cải tiến chất lượng chứ không phải xếp hạng. Thực ra xếp hạnglà sự ghi nhận thành tích mà các đơn vị đạt được. Nhưng họ chỉ ghi nhận thànhtích tại thời điểm đấy thôi, và không để ý quá trình trước đấy nhà trường phảiđầu tư bao nhiêu công sức, thời gian để đạt đỉnh cao ấy. Chúng tôi quan tâmgiai đoạn đầu, tức là giúp họ đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Khi họ vươn lênđược rồi, chắc chắn họ sẽ được ghi nhận một cách dễ dàng.

Việc phân tầng xếp hạng Việt Nam củamình đến đâu rồi thưa ông?

Bộ GD-ĐT đã có vănbản trình thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Nghị định chưa ban hành. Nhưng điềuđáng nói là ở đây, mục tiêu của việc phân tầng, xếp hạng là thúc đẩy quá trìnhcải tiến chất lượng, thúc đẩy các trường từng bước phấn đấu vươn lên, chúng tachú trọng vấn đề này hơn chứ không phải phân loại trường này tốt, trường kiaxấu để đề cao hay làm mất uy tín của một số trường. Chúng ta đưa ra mức thangđể các trường phấn đấu.

Xin trân trọng cám ơn ông!

Hồng Hạnh (thựchiện)

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 301
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 298
 
  •   Hôm nay 25,944
  •   Tháng hiện tại 761,152
  •   Tổng lượt truy cập 132,949,417