Chương trình phổ thông mới: Giao quyền tự chủ cho cơ sở

Thứ ba - 14/04/2015 14:17
Chương trình phổ thông mới: Giao quyền tự chủ cho cơ sở Chương trình phổ thông mới: Giao quyền tự chủ cho cơ sở

Dân trí Với chương trình phổ thông mới, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp, hình thức dạy học cộng với việc sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả. Song hành với đó là sự chủ động của học sinh trong việc tìm tòi kiến thức.

Theođánh giá của Bộ GD-ĐT, do cách tiếp cận mục tiêu của chương trình giáo dục hiệnhành chủ yếu bằng trang bị kiến thức nên phương pháp dạy học vẫn theo lối truyềnđạt một chiều, học sinh thụ động, ghi nhớ máy móc kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa (SGK) màít được rèn luyện phương pháp học. Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là trên lớphọc, chưa dành thời lượng thỏa đáng cho các hoạt động trải nghiệm (đây là mộtnguyên nhân làm mất dần hứng thú học tập, gây quá tải).

Nhữnghạn chế về cách thiết kế nội dung các môn học và hoạt động giáo dục cùng với nhữnghạn chế về hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, phương pháp và nội dung củahoạt động kiểm tra, đánh giá là nguyên nhân chính hạn chế hiệu quả của giáo dụcđạo đức, rèn luyện kỹ năng; hạn chế hiệu quả hình thành và phát triển phẩm chấtvà năng lực học sinh; chưa đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu giáo dục đạo đức, lốisống, rèn luyện kỹ năng, phát triển khả năng sáng tạo, tự học để học tập suốt đời.

Chương trình phổ thông mới: Giao quyền tự chủ cho cơ sở 1
Ở chương trình phổ thông mới, học sinh phải chủ động trong việc
tìm tòi kiến thức


Nghịquyết số 29-NQ/TW yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và họctheo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiếnthức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớmáy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở đểngười học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyểntừ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạtđộng xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng công nghệ thông tinvà truyền thông trong dạy và học”

Định hướng việc dạy và học trong chương trình mới

Vớiyêu cầu như vậy thì việc đổi mới phương pháp, hình thức và phương tiện dạy họctrong chương trình phổ thông mới sẽ thực hiện theo định hướng nào?

Giảiđáp vấn đề này, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: Về phương pháp dạy học sẽ tiếp tụcđổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục/dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹbăng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của người học. Học sinh tự tìm tòi kiếnthức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực thôngqua các hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên; họcsinh được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe và phản biện ý kiếncủa bạn, nhất là khi tham gia các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo; khắcphục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.

Hìnhthức dạy học không sẽ thay đổi theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện cho việcchuyển hình thức tổ chức giáo dục từ chủ yếu là dạy học trên lớp sang đa dạnghóa hình thức học tập, đồng thời với dạy học trên lớp phải chú trọng các hoạt độngxã hội và nghiên cứu khoa học. Cân đối giữa dạy học và tổ chức các hoạt động trảinghiệm sáng tạo; giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân; giữa dạy học bắtbuộc và dạy học tự chọn để đảm bảo hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sốngvà rèn luyện kỹ năng của học sinh, vừa đảm bảo chất lượng giáo dục chung, vừaphát triển tiềm năng của cá nhân người học.

Cùngvới dạy học trên lớp, coi trọng hơn các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo.Chú ý đến tính đặc thù cả các lĩnh vực giáo dục khác nhau: lĩnh vực về học vấn,lĩnh vực về kỹ năng (ngoại ngữ, kĩ năng sống, kĩ năng tin học), lĩnh vực giáo dụcnăng khiếu (nghệ thuật, thể thao), lĩnh vực giáo dục giá trị sống.

Songhành với đó là tăng cường hiệu quả của các phương tiện dạy học, đặc biệt làcông nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ đối mới việc lựa chọn và thiết kếnội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tạo điều kiện cho học sinhđược học tập qua các nguồn học liệu đa dạng, phong phú trong xã hội, nhất làqua Internet...Từ đó phát triển năng lực tự học và chuẩn bị tâm thế cho học tậpsuốt đời.

“Trongnhững năm gần đây, việc đổi mới đồng bộ hình thức tổ chức, phương pháp dạy họcvà phương tiện dạy học đã bước đầu chuyển biến, đã khắc phục một phần những hạnchế và đặt cơ sở ban đầu cho những thay đổi mạnh mẽ trong thời gian tới” – Lãnhđạo này nói.

Giao quyền tự chủ cho cơ sở

Đểlàm tốt những định hướng nói trên thì đòi hỏi việc quản lý thực hiện chươngtrình giáo dục phổ thông phải được đổi mới mạnh mẽ bởi việc quản lý thực hiện chương trình hiện hành chưa pháthuy được vai trò tự chủ của nhà trường và tính tích cực, sáng tạo của giáoviên, cán bộ quản lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục; chưa đáp ứngyêu cầu giáo dục của các vùng khó khăn. Thiếu tính hệ thống trong việc tổ chức,chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện chương trình.

Trước băn khoăn này, BộGD-ĐT cũng cho biết, việc quản lý chương trình phổ thông sẽ được đổi mới theo địnhhướng dựa trên tinh thần phân cấp cho địa phương, giao quyền tự chủ cho cơ sởnhằm phát huy sự sáng tạo, chủ động của địa phương, cơ sở nhà giáo, phù hợp vớithực tiễn địa phương và nhà trường. Mỗi môn học có thể có nhiều sách giáo khoa.

Tuynhiên theo quan điểm của Bộ GD-ĐT, việc giao quyền tự chủ trên cơ sở đúng việc,đúng chức năng, đúng thẩm quyền. Cụ thể, Bộ GD-ĐT chủ trì xây dựng, thẩm địnhvà ban hành chương trình giáo dục phổ thông, quy định những yêu cầu về phẩm chấtvà năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, những lĩnh vực và nộidung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc.

Dựatrên mục tiêu, chuẩn và nội dung chương trình thống nhất toàn quốc, đảm bảo quyềnlinh hoạt của các địa phương và nhà trường. Chuyển từ việc các nhà trường thựchiện rập khuôn chương trình sang trao quyền cho các cơ sở giáo dục tự chủ trongviệc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường. Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phốtrực thuộc trung ương tổ chức biên soạn bổ sung những nội dung về đặc điểm lịchsử, văn hóa và kinh tế - xã hội của địa phương và điều chỉnh kế hoạch giáo dụccho phù hợp với điều kiện của mình; đồng thời dành thời lượng cho cơ sở giáo dụcchủ động vận dụng để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợpvới điều kiện cụ thể của nhà trường.

Khuyếnkhích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình giáo dục phổthông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT tổchức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằngvới các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Bêncạnh đó cũng từng bước bồi dưỡng nâng cao năng lực; giao việc cho người có nănglực làm được. Chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang tự chủ, nên cần có từngbước thực hiện, vừa thực hiện vừa bồi dưỡng để nâng cao năng lực của cán bộ quảnlí nhà trường và giáo viên. Chẳng hạn như, phải bồi dưỡng năng lực cho giáoviên để đảm bảo tính khả thi thực hiện chương trình mới; ban đầu những nội dungmới và khó có thể giao cho nhiều giáo viên cùng dạy, mỗi người một phần; chuyênđề tích hợp, liên môn được giao cho giáo viên có khả năng nhất rồi tiếp tục bồidưỡng những người chưa làm được; bồi dưỡng về phương pháp dạy học, phương phápsoạn đề thi; khuyến khích, phát hiện nhân tố mới. Cán bộ quản lý cần đổi mới phongcách quản lý để tạo điều kiện, động viên giáo viên tích cực, thật tâm, thật lực,sáng tạo trong hoạt động giáo dục; phát hiện, giúp đỡ dìu dắt để phát triển,nhân rộng các nhân tố mới, tiến bộ dù ban đầu còn chưa thật sự hiệu quả tốt;tránh áp đặt ý kiến cá nhân, kinh nghiệm chủ nghĩa.

Nguyễn Hùng

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 282
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 280
 
  •   Hôm nay 25,690
  •   Tháng hiện tại 760,898
  •   Tổng lượt truy cập 132,949,163