Hacker chiếm quyền điều khiển máy bỏ phiếu tại Mỹ trong vòng chưa đến 90 phút

Thứ bảy - 05/08/2017 09:40
Hacker chiếm quyền điều khiển máy bỏ phiếu tại Mỹ trong vòng chưa đến 90 phút Hacker chiếm quyền điều khiển máy bỏ phiếu tại Mỹ trong vòng chưa đến 90 phút

Các hacker đã có thể thâm nhập và chiếm quyền điều khiển của các máy bỏ phiếu được sử dụng tại Mỹ, làm dấy lên mối lo ngoại về việc các kết quả bỏ phiếu có thể dễ dàng bị chỉnh sửa.

Các hacker đã có thể thâm nhập và chiếm quyền điều khiển của các máy bỏ phiếu được sử dụng tại Mỹ, làm dấy lên mối lo ngoại về việc các kết quả bỏ phiếu có thể dễ dàng bị chỉnh sửa.

Hacker chiếm quyền điều khiển máy bỏ phiếu tại Mỹ trong vòng chưa đến 90 phút 1

Người dân tại Anh vẫn bầu cử theo cách truyền thống - giấy và bút (ảnh: Telegraph)

Theo báo Anh The Telegraph, tại hội nghị Def Con dành cho các hacker được tổ chức ở Las Vegas, các "chuyên gia an ninh" này đã mất chưa đến 90 phút để phá lớp bảo mật của các hòm phiếu điện tử được sử dụng trong các cuộc bầu cử tại Mỹ. Họ đột nhập thành công vào trong chiếc hộp thông qua cả phần cứng lẫn tín hiệu không dây.

Def Con đã tổ chức cuộc tấn công này để thử nghiệm mức độ bảo mật của hệ thống bỏ phiếu tại Mỹ. Họ đã mua 30 máy bầu cử khác nhau từ một cuộc đấu giá của Chính phủ Mỹ và đo thời gian cần thiết để có thể xâm nhập thành công.

Các hacker mũ trắng phát hiện ra những cỗ máy bỏ phiếu này sử dụng phần mềm đã lỗi thời và có nhiều lỗ hổng, khiến họ có thể dễ dàng lợi dụng để truy cập vào các thiết bị này. Họ cũng thấy được các yếu điểm về phần cứng khiến tội phạm công nghệ có thể dễ dàng can thiệp vào hệ thống máy móc.

Một trong những thiết bị tệ nhất phải kể đến máy WinVote, được sử dụng trong các cuộc bầu cử tại một số hạt ở Mỹ. Các hacker đã phát hiện ra một vấn đề với kết nối Wi-Fi khiến họ có thể đột nhập vào thiết bị này. Ngoài ra, họ còn khám phá ra nó chỉ được bảo mật với mật khẩu "ABCDE". Công ty Advanced Voting Solutions sáng chế ra hệ thống WinVote đã đóng cửa vào năm 2007, nhưng những thiết bị của công ty này vẫn được sử dụng tại các cuộc bầu cử địa phương tại Virginia năm 2015.

Phát hiện này đã dấy lên lo sợ về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tại Mỹ. Bộ An ninh Nội địa cho hay hacker Nga đã nhắm mục tiêu vào hệ thống bầu cử của 21 bang ở Mỹ vào năm 2016, đồng thời tiến hành hack email và một chiến dịch tuyên truyền trực tuyến.

Jake Braun, một chuyên gia về an ninh mạng tại Đại học Chicago, nói: "Không nghi ngờ gì nữa,, hệ thống bầu cử của ta yếu kém và dễ bị xâm phạm. Điều đáng sợ là chúng ta cũng biết rằng các quốc gia "thù địch" - bao gồm Nga, Triều Tiên và Iran - đều có khả năng hack chúng. Sự can thiệp công nghệ vào hệ thống bầu cử sẽ làm suy yếu nền dân chủ và đe dọa an ninh quốc gia".

Mỹ là một trong số những quốc gia đầu tiên sử dụng rộng tãi hệ thống bầu cử điện tử mặc dù các chuyên gia an ninh vẫn còn thận trọng. Việc sử dụng máy móc đều có sự khác biệt trên toàn quốc và bỏ phiếu điện tử không phải ở bang nào cũng có.

Một quốc gia hàng đầu khác trong công nghệ này là Estonia, khi họ đã tiến hành bầu cử điện tử trong các cuộc bỏ phiếu của mình từ năm 2007. Mặc dù là người đi đầu, một cuộc đánh giá hệ thống vào năm 2014 đã tìm thấy các lỗ hổng bảo mật.

Vương quốc Anh vẫn để các công dân của mình sử dụng bút chì và giấy để bỏ phiếu, một phần do lo ngại về các cuộc tấn công mạng. Một số vấn đề khác với hệ thống bỏ phiếu điện tử bao gồm khả năng người bỏ phiếu gian lận và không đảm bảo tính riêng tư cho quyết định của các công dân.

Văn Hoàn

Nguồn tin: vnreview.vn


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 142
  •   Máy chủ tìm kiếm 6
  •   Khách viếng thăm 136
 
  •   Hôm nay 20,111
  •   Tháng hiện tại 723,594
  •   Tổng lượt truy cập 127,115,798