Mỹ phát triển thìa Sugarware giúp người sử dụng giảm lượng đường tiêu thụ

Chủ nhật - 16/04/2023 04:23
Mỹ phát triển thìa Sugarware giúp người sử dụng giảm lượng đường tiêu thụ Mỹ phát triển thìa Sugarware giúp người sử dụng giảm lượng đường tiêu thụ

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã thiết kế loại thìa có thể khiến thức ăn trở nên ngọt hơn mà không cần bổ sung đường.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã thiết kế loại thìa có thể khiến thức ăn trở nên ngọt hơn mà không cần bổ sung đường.

Chiếc thìa này đang trong giai đoạn thiết kế ban đầu. Nó có những nốt lồi ở mặt dưới để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc vật lý với các nụ vị giác trên lưỡi của chúng ta. Điều quan trọng là, những nốt lồi này sẽ được bao phủ bởi một lớp phân tử có tên gọi là phối tử.

Phối tử là một chất hóa học tương tác với các thụ thể đặc trưng trên tế bào để tạo phản ứng sinh lý. Chúng mang hình dạng và đặc tính tạo điều kiện để chạm vào một thụ thể cụ thể, giống như các mảnh của trò chơi ghép hình. Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu cho biết phối tử được lấy từ đường và dính vào thìa.

Mỹ phát triển thìa Sugarware giúp người sử dụng giảm lượng đường tiêu thụ 1
Thiết kế của chiếc thìa Sugarware. (Ảnh: Daily Mail).

Kết quả là, chiếc thìa sẽ kích thích các thụ thể vị ngọt trong nụ vị giác mà chúng ta không thực sự phải ăn bất kỳ loại đường nào.

Bà Carl May tại Đại học Bristol (Anh) người không tham gia vào dự án, cho biết: “Đó là một ý tưởng tuyệt vời. Chiếc thìa này sẽ đánh lừa bộ não của chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang ăn đồ ngọt. Rốt cuộc, lưỡi có thể phát hiện ra đường, nhưng “đường” - tức là phối tử - bị dính vào thìa chứ không phải trong thức ăn chúng ta ăn”.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đặt tên cho loại thìa này là Sugarware và gần đây họ đã giành giải tại cuộc thi Biodesign Sprint 2022 về các ý tưởng trong công nghệ sinh học.

Sinh viên Carolyn Chiu tại Đại học California (Mỹ), người tham gia đội ngũ thiết kế Sugarware, cho biết đối tượng mục tiêu của loại thìa này là người tiểu đường hoặc những người muốn giảm lượng đường tiêu thụ.

Carolyn Chiu nhấn mạnh chất làm ngọt nhân tạo có thể tác động tiêu cực đến hệ vi sinh đường ruột: “Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta không ăn bất kỳ đường, bao gồm cả chất tạo ngọt nhân tạo thì chúng ta có thể giải quyết vấn đề này”.

Giáo sư dự bị Havovi Chichger tại Đại học Anglia Ruskin (Anh) đã dẫn đầu một nghiên cứu năm 2021 xem xét tác động của ba chất tạo ngọt phổ biến - sucralose, aspartame và saccharin - đối với tế bào ruột con người trong phòng thí nghiệm. Kết quả là chúng khiến một số vi khuẩn xấu phát triển.

Cô nói: “Chất tạo ngọt khiến hai loại vi khuẩn đường ruột phổ biến có nhiều khả năng xâm nhập và tiêu diệt các tế bào ruột của chúng ta hơn. Điều này có nghĩa là hàng rào hình thành ruột của chúng ta bị phá vỡ và gia tăng vi khuẩn trong máu. Điều đáng lo ngại là sau nhiều năm tiêu thụ chất tạo ngọt, tình trạng viêm nhiễm ở mức độ thấp rất dễ xảy ra”.

Bà Havovi Chichger bổ sung: “Tốt nhất, chúng ta nên cố gắng giảm mức tiêu thụ chất tạo ngọt nhân tạo và lưu ý rằng chúng có tác động nhưng đối với chúng ta, chất tạo ngọt còn có thể tốt hơn so với việc tiêu thụ nhiều đường”.

Sugarware vẫn ở trong giai đoạn đầu phát triển và yếu tố quan trọng là tìm ra cách khiến phối tử bám lâu hơn trên thìa.

Đũa khiến cho thức ăn có vị mặn hơn được sản xuất tại Nhật Bản vào năm ngoái với mục đích giúp mọi người giảm lượng muối tiêu thụ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Meiji (Nhật Bản) sử dụng một dòng điện yếu để truyền các ion sodium từ thức ăn qua đũa đến miệng người dùng, nơi chúng tạo ra cảm giác mặn.

  • NASA điều tra "dấu hiệu Trái đất sắp đảo ngược" ở Đại Tây Dương
  • Nga giải mật hình ảnh hiện trường vụ tai nạn khiến nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin thiệt mạng
  • Vua chuột - hiện tượng kinh dị hiếm gặp và nguy hiểm

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 240
 
  •   Hôm nay 27,886
  •   Tháng hiện tại 1,089,494
  •   Tổng lượt truy cập 127,481,698