"Cơm lam - gà sa lửa" - đặc sản khó quên của Đắk Lắk

Thứ năm - 06/11/2014 14:07
"Cơm lam - gà sa lửa" - đặc sản khó quên của Đắk Lắk "Cơm lam - gà sa lửa" - đặc sản khó quên của Đắk Lắk

Nói đến các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Đắk Lắk phải nhắc đến cơm lam và gà sa lửa. Cơm lam, gà sa lửa và cồng chiêng sẽ là một điểm nhấn thú vị của một điểm dừng chân cho du khách khi ghé tới cao nguyên Đắk Lắk hùng vĩ này

Len lỏi qua những con đường đất đỏ gập ghềnh, du khách sẽ tới những buôn làng Đắk Lắk với một thế giới văn hóa hiện ra. Những ngôi nhà rông sừng sững, những dãy nhà dài đặc trưng của dân tộc Ê Đê, Bana…; những cây nêu thường đặt giữa sân hoặc những khu nhà mồ tạo nên một quần thể sống động. Kiến trúc và đồ vật nơi đây hoàn toàn làm bằng những vật liệu như gỗ, tre, nứa tạo nên sự mộc mạc và gần gũi. Đặc biệt du khách sẽ thấy được khói bếp lan tỏa từ những bếp than âm ấm lửa với những tro, trấu xung quanh, tất cả tạo nên một bản hòa tấu của núi rừng và cho những món ăn độc đáo nơi đây.
 
"Cơm lam - gà sa lửa" - đặc sản khó quên của Đắk Lắk 1

Cơm lam, gà sa lửa - đặc sản Tây Nguyên

Đời sống của dân tộc thiểu số Đắk Lắk chủ yếu dựa vào núi rừng nên văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây cũng sẽ mang đậm sắc thái của rừng núi. Với những nguyên liệu thô và tự nhiên như tre nứa, cá suối, thịt rừng, rau rừng... người Đắk Lắk chế biến vô cùng đơn giản để làm tăng độ tươi và ngon của món ăn. Phương thức làm chín món ăn phổ biến nhất mà mọi người dễ dàng nhận thấy đó là nướng. Nói đến các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Đắk Lắk phải nhắc đến cơm lam và gà sa lửa.

"Cơm lam - gà sa lửa" - đặc sản khó quên của Đắk Lắk 2

Gà kẹp ống tre nướng sa lửa

Về món gà sa lửa, gà được chọn từ những giống gà nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số hoặc gà rừng với thịt dai, săn chắc, ngọt và thơm thịt. Gà sau khi làm sạch và ướp với hỗn hợp gia vị bao gồm muối hột, lá é, ớt xanh khoảng 1 giờ đồng hồ thì được đem vào nướng. Sở dĩ món này có tên là gà sa lửa là bởi vì cách chế biến rất độc đáo của nó. Gà nguyên con được kẹp vào giữa 2 thanh tre hoặc nứa rồi để cạnh bếp lửa cháy bùng trong khoảng 2 đến 3 giờ cho chín hẳn bằng hơi lửa chứ không nướng trực tiếp trên than hồng như các món gà nướng khác. Gà sa lửa được ăn xé trực tiếp chấm với muối lá é, một loại lá rừng có vị chan chát đặc trưng của núi rừng tây nguyên sẽ làm món gà thêm phần nồng đượm.

"Cơm lam - gà sa lửa" - đặc sản khó quên của Đắk Lắk 3

Cơm lam lùi lửa than

Nếu đã nhắc tới gà sa lửa mà không nhắc tới một món ăn kèm cơm lam thì quả là một thiếu sót. Cơm lam được chế biến từ nguyên liệu chính là gạo nếp nương - một loại nếp cạn của đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Lắk. Nếp nương được ngâm 2 giờ đồng hồ, sau đó cho vào ống lam (hay còn gọi là ống nứa hoặc ống lồ ô) rồi lấy lá chuối nén chặt đầu lam lại, và đưa vào nướng. Cơm lam không nướng trực tiếp trên than hoặc lửa mà lùi dưới tro trấu của than hồng cho tới khi ống lam chuyển từ màu xanh tươi qua màu vàng úa cháy xém là được. Cơm lam với mùi thơm đặc trưng của ống lam quyện với nếp nương thơm nồng ăn với muối mè (vừng) sẽ làm cho mọi người ấn tượng mãi.

Cơm lam, gà sa lửa và cồng chiêng sẽ là một điểm nhấn thú vị của một điểm dừng chân cho du khách khi ghé tới cao nguyên Đắk Lắk hùng vĩ này

Nguồn tin: lamsao


 
 Từ khóa: sừng sững
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 226
 
  •   Hôm nay 29,133
  •   Tháng hiện tại 1,090,741
  •   Tổng lượt truy cập 127,482,945