Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt game online: Lợi bất cập hại - Kỳ 2: Thất thu thuế

Thứ ba - 14/10/2014 10:04
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt game online: Lợi bất cập hại - Kỳ 2: Thất thu thuế Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt game online: Lợi bất cập hại - Kỳ 2: Thất thu thuế

>> Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt game online: Lợi bất cập hại - Kỳ 1: Nguy cơ thua trên sân nhà

 Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt game online: Lợi bất cập hại - Kỳ 2: Thất thu thuế 1
Giải Thể thao điện tử sinh viên 2014 (S.E.T) tổ chức tại Trường đại học Thể dục thể thao TP.HCM, tháng 5.2014 - Ảnh: Cao Huy Bách

Giá thành game trong nước tăng…

Trước thực trạng ngành game trong nước, các chuyên gia kinh tế cho rằng khi áp dụng thuế TTĐB, mục đích “định hướng tiêu dùng” sẽ không thực hiện được bởi game online được cung cấp xuyên biên giới, khó kiểm soát đầu vào. Nhà nước sẽ không có công cụ để thu thuế đối với game của nước ngoài, vì sự phát triển của các phương tiện thanh toán như thẻ tín dụng, thông qua ngân hàng, dòng tiền sẽ chảy trực tiếp về các doanh nghiệp nước ngoài không đăng ký kinh doanh tại Việt Nam (VN) và hiện tại nhà nước chưa thể đánh thuế được.

Do đó sẽ tạo sự không công bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất game. Xu hướng tất yếu là  doanh nghiệp game trong nước còn non trẻ sẽ gặp khó khăn, không cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp VN kinh doanh trò chơi trực tuyến hợp pháp, nếu áp dụng thuế TTĐB, giá game của các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cao hơn game lậu.

Khi người chơi trong nước giảm hoặc không chơi các trò chơi được cung cấp hợp pháp tại Việt Nam, bởi các lý do nêu trên, thì các doanh nghiệp VN sẽ bị giảm hoặc dẫn đến là không có doanh thu từ kinh doanh game online. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong nước, dẫn đến làm giảm nguồn thu thuế.

 Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt game online: Lợi bất cập hại - Kỳ 2: Thất thu thuế 2
Một nội dung thi đấu game trong giải S.E.T 2014 - Ảnh: Cao Huy Bách

… thị phần dự báo sụt giảm

Trong 3 năm gần đây, doanh thu toàn thị trường của các doanh nghiệp game ngày càng giảm dẫn đến số thuế đóng vào ngân sách nhà nước cũng giảm. Năm 2011, doanh thu của các doanh nghiệp hơn 6.000 tỉ đồng, qua năm 2012 còn 5.000 tỉ đồng, đến 2013 còn 4.800 tỉ đồng và trong 6 tháng đầu năm 2014 là 1.845 tỉ đồng.

 
Nếu đánh thuế nặng, chỉ có 2 người sống được trong ngành sản xuất game: Một là bạn chỉ phát triển với số lượng rất nhỏ khoảng 3 - 4 người, làm sản phẩm liên tục và bán khắp nơi, bán ra nước ngoài luôn để họ hoàn tiền. Thứ hai là những công ty thiệt lớn, đủ tài chính đủ nguồn lực giỏi để tạo ra sản phẩm lớn. Khi size sản phẩm lớn thì 15% của họ cũng giãn ra thì họ đủ sống. Còn các bạn giữa giữa đó chỉ có chết thôi.

Tương ứng, số thuế nộp vào ngân sách nhà nước cũng sụt giảm theo, năm 2011 hơn 668 tỉ đồng, năm 2012 còn 575 tỉ đồng và 2013 còn 565 tỉ đồng. Doanh thu và thuế ngành game chủ yếu đến từ loại trò chơi phát hành trên máy tính PC do các doanh nghiệp Việt đầu tư nhập khẩu, Việt hóa, xin giấy phép phát hành cơ quan quản lý tại VN.

Thuế TTĐB sẽ gián tiếp làm giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ hợp pháp trong nước và đưa người tiêu dùng đến gần việc sử dụng dịch vụ không hợp pháp từ nước ngoài xâm nhập qua đường internet.

Theo phân tích của một chuyên gia lâu năm trong ngành game, trong môi trường cạnh tranh công bằng (không có yếu tố nước ngoài, xuyên biên giới), các doanh nghiệp VN có thể mang lại doanh thu khoảng 8.000 tỉ đồng/năm. Khi áp dụng thuế TTĐB 10%, doanh thu sẽ giảm từ 30 – 50% do các doanh nghiệp trong nước giảm lợi nhuận và có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ và phải đóng cửa.

 Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt game online: Lợi bất cập hại - Kỳ 2: Thất thu thuế 3
Một nội dung thi đấu game trong giải S.E.T 2014 - Ảnh: Cao Huy Bách

Theo tờ trình, khi áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB đối với game online 10% sẽ thu được thuế 800 tỉ đồng.

Nhưng vấn đề là với cách áp thuế trên, số thuế thất thu do doanh thu từ các doanh nghiệp game có thể giảm đi khoảng từ 626 - 1.043 tỉ đồng.

“Nếu đánh thuế TTĐB, nhà sản xuất game online chết đầu tiên”, đó là khẳng định của một giám đốc doanh  nghiệp sản xuất game online. Theo vị này, một game có thể kiếm về hơn 200 tỉ đồng nhưng cũng chỉ huề vốn. Hầu hết chi phí vô con người, phải sử dụng lương cao để giữ người và tạo môi trường tốt cho người giỏi, nếu không các doanh nghiệp nước ngoài thu hút họ về với mức lương gấp đôi, gấp ba.

Vị giám đốc này cho biết thêm: khi một game được đưa ra thị trường, tỉ lệ phân chia  là đơn vị phân phối lấy 70% còn lại nhà sản xuất chỉ có 30%. Nhà sản xuất chỉ sống được khi game thật sự thành công, trong khi chi phí sản xuất lớn hơn rất nhiều chi phí phân phối. Nếu đánh thuế nặng, chỉ có 2 người sống được trong ngành sản xuất game: Một là bạn chỉ phát triển với số lượng rất nhỏ khoảng 3 - 4 người, làm sản phẩm liên tục và bán khắp nơi, bán ra nước ngoài luôn để họ hoàn tiền. Thứ hai là những công ty thiệt lớn, đủ tài chính đủ nguồn lực giỏi để tạo ra sản phẩm lớn. Khi size sản phẩm lớn thì 15% của họ cũng giãn ra thì họ đủ sống. Còn các bạn giữa giữa đó chỉ có chết thôi.

Thuế tiêu thụ đặc biệt ở các nước

- Trung Quốc: năm 2005, Trung Quốc đã xuất hiện ý tưởng áp dụng thuế tiêu thụ cho trò chơi trực tuyến, trong đó xác định: các doanh nghiệp trò chơi trực tuyến nên đóng một mức thuế cao dựa trên mức lợi nhuận của mỗi công ty theo một tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên, đến năm 2008, Trung Quốc đã ban hành một quy chế tạm thời về thuế tiêu thụ, nhưng trong danh mục các sản phẩm đánh thuế không đưa trò chơi trực tuyến vào loại hình dịch vụ phải chịu thuế TTĐB.
 
- Hàn Quốc: Chính phủ Hàn Quốc sử dụng chính sách thuế TTĐB chủ yếu đối với các mặt hàng xa xỉ phẩm, các sản phẩm có ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng cũng như các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Trong những năm gần đây, số thu ngân sách từ thuế TTĐB đạt khoảng 5.000 tỉ Won (khoảng 4,5 tỉ USD), trong đó 90% số thu từ các sản phẩm dầu mỏ và phương tiện vận tải, là các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Trong danh mục các hàng hoá chịu thuế TTĐB theo Luật thuế của Hàn Quốc không có mặt hàng game online.

- Nhật Bản: Sản phẩm game online không phải là sản phẩm hạn chế tiêu dùng và do đó, không phải chịu một sắc thuế đặc biệt nào. Nhật Bản cũng không yêu cầu các công ty kinh doanh game online phải có giấy phép khi phát hành game online mà tuân theo các quy định của ngành giải trí truyền thông như: chống sử dụng tư liệu tình dục liên quan đến trẻ em; chống cờ bạc; chống hẹn hò trên mạng với người dưới 18 tuổi; Luật bảo vệ người tiêu dùng.

- Singapore: Luật thuế tiêu thụ đặc biệt của Singapore chỉ đánh chủ yếu vào mặt hàng thuốc lá, các sản phẩm dầu mỏ và rượu. Các công ty kinh doanh game online được chính phủ hỗ trợ phát triển, ưu đãi về thuế, hỗ trợ kinh phí tổ chức các hội thảo xây dựng phát triển game.

Nam Bình

>> Đề xuất thuế tiêu thụ đặc biệt cho game online
>> Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online
>> Gần 2/3 người dùng internet VN chơi game online
>> 90% game online VN 'chết' từ khâu sản xuất

Nguồn tin: Thanh Niên


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 242
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 239
 
  •   Hôm nay 40,613
  •   Tháng hiện tại 1,102,221
  •   Tổng lượt truy cập 127,494,425